- Vì Sao Phông Chữ Trong PowerPoint Bị Lỗi?
- Cách Sửa Lỗi Font Chữ PowerPoint Khi Tải Về
- Sửa Lỗi Phông Chữ Trên Máy Tính
- Sửa Lỗi Font Chữ Khi Sử Dụng Trên Máy Tính Khác
- Sửa Lỗi Phông Chữ Không Đồng Bộ
- Sửa Lỗi Không Gõ Được Tiếng Việt Có Dấu
- Sửa Lỗi Font Chữ PowerPoint Trên Android
- Cách 1: Cập Nhật Phần Mềm Cho Điện Thoại
- Cách 2: Tải Font Cho Điện Thoại Android
- Các Bước Thực Hiện:
- Cách Lưu File PowerPoint Không Bị Lỗi Phông
- Cách 1:
- Cách 2:
Trong quá trình sử dụng PowerPoint, không ít lần bạn sẽ gặp phải các lỗi về phông chữ. Những lỗi này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và công việc của bạn. Tại sao lại bị lỗi phông chữ và có cách nào để khắc phục hay không? Hôm nay, hãy cùng Phanmemcrack.com tìm hiểu các cách sửa lỗi phông chữ trong PowerPoint nhé!
Vì Sao Phông Chữ Trong PowerPoint Bị Lỗi?
Lỗi phông chữ trong PowerPoint làm cho việc trình bày trở nên kém chuyên nghiệp và bất tiện. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Phông chữ không đồng bộ: Đây là tình trạng thường gặp khi người dùng tổng hợp slide từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến file PowerPoint thiếu nhất quán.
- Phông chữ bị thay đổi khi sử dụng trên máy tính khác: Khi mở file PowerPoint trên máy tính khác, hiện tượng bị lỗi phông chữ có thể xảy ra nếu máy tính đó không có phông bạn đang sử dụng.
- Không viết được tiếng Việt có dấu: Do công cụ gõ tiếng Việt cài đặt trên máy tính không phù hợp với phông chữ mà bạn đang sử dụng trong PowerPoint.
Sau khi biết được nguyên nhân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách sửa lỗi phông chữ trong PowerPoint.
Cách Sửa Lỗi Font Chữ PowerPoint Khi Tải Về
Sửa Lỗi Phông Chữ Trên Máy Tính
Sửa Lỗi Font Chữ Khi Sử Dụng Trên Máy Tính Khác
Bước 1: Vào File và chọn Options.
Bước 2: Một hộp thoại mới xuất hiện. Nhấn vào Save ở danh sách bên trái. Sau đó kéo xuống và click chọn Embed fonts in the file để nhúng phông vào slide. Nhấn OK.
Sửa Lỗi Phông Chữ Không Đồng Bộ
Bước 1: Tại tab Home, nhấn vào nút mũi tên đổ xuống của mục Replace, chọn Replace Fonts.
Bước 2: Hộp thoại Replace Font xuất hiện. Nhập phông chữ cần thay thế vào mục Replace, phông chữ sử dụng để thay thế vào mục With. Sau đó nhấn chọn Replace.
Sửa Lỗi Không Gõ Được Tiếng Việt Có Dấu
Để sửa lỗi này, bạn cần chọn kiểu gõ và bảng mã phù hợp với phông chữ bạn đang sử dụng trong PowerPoint.
- Các phông chữ thuộc bảng mã Unicode: Times New Roman, Calibri, Arial,…
- Các phông chữ thuộc bảng mã TCVN3: Bắt đầu bằng .Vn như .VnTimes, .VnTimesH,…
- Các phông chữ thuộc bảng mã VNI Windows: Bắt đầu bằng VNI như VNI-Times,…
Sửa Lỗi Font Chữ PowerPoint Trên Android
Để sửa lỗi phông chữ PowerPoint trên Android, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Cách 1: Cập Nhật Phần Mềm Cho Điện Thoại
Do hầu hết các điện thoại Android đời mới đều hỗ trợ đọc dữ liệu được gõ từ bảng mã VNI và TCVN3.
Cách 2: Tải Font Cho Điện Thoại Android
Nếu điện thoại không thể cập nhật phần mềm được nữa và nhận được thông báo “Font này không được hỗ trợ”, bạn có thể tải phông chữ mới (đối với trường hợp điện thoại đã root).
Các Bước Thực Hiện:
Bước 1: Tìm và tải phông chữ về điện thoại.
Bước 2: Tải và cài đặt ứng dụng Font Fix.
Bước 3: Mở Font Fix lên, chọn biểu tượng dấu cộng.
Bước 4: Tìm file phông chữ vừa tải về. Nhấn chọn phông chữ đó và chọn Select.
Bước 5: Nhấn vào biểu tượng tải xuống và tiếp tục chọn Install để cài đặt phông.
Bước 6: Nhấn cho phép yêu cầu quyền truy cập hệ thống trên superSU.
Sau khi cài đặt thành công, nhấn Install và khởi động lại máy để hoàn tất quá trình.
Cách Lưu File PowerPoint Không Bị Lỗi Phông
Để lưu file PowerPoint mà không bị lỗi phông chữ, bạn có thể chuyển sang file PDF. Đây là cách làm vừa nhanh, đơn giản và có tính bảo mật cao.
Cách 1:
Click vào tab File, rồi chọn Save as. Hộp thoại Save As xuất hiện. Chọn thư mục cần lưu, đặt tên cho file rồi tại Save as type chọn PDF. Sau đó nhấn Save.
Cách 2:
Click vào tab File, nhấn vào Export, click chọn Create PDF/XPS. Sau đó chọn thư mục cần lưu, đặt tên file và click vào Publish để xuất PowerPoint sang PDF.
Trên đây là những cách sửa lỗi phông chữ trong PowerPoint mà Phanmemcrack.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Nếu thấy bài viết có ích, đừng quên Like, Share và thường xuyên ghé thăm Phanmemcrack.com để có thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)